Image Image Image
  
English alternative text
SƠN NƯỚC
alternative text/
Sơn dầu cho nội thất
alternative text/
Nội thất
alternative text/
Trang trí
alternative text/
Nội thất
alternative text/
Ngoại thất
alternative text/
Ngoại thất
alternative text/
Nội thất
alternative text/
Index
alternative text/
Sơn trang trí nội thất
alternative text/
Nội thất
alternative text/
Sơn trang trí
alternative text/
Cảm giác ấm áp
alternative text/
Sơn nước nội thất
alternative text/
Sơn nội thất Nhật Bản
alternative text/
Ngoại thất trường học
alternative text/
Sơn nước
SƠN HỆ DẦU
alternative text/
Sơn thiết bị
alternative text/
Sơn ôtô
alternative text/
Sơn Logo
alternative text/
Sơn thiết bị
alternative text/
Sơn thiết bị
alternative text/
Sơn ôtô cao cấp
alternative text/
Sơn và trang trí
alternative text/
Sơn cao cấp

    Hotline 24/7  0919. 451145      Nhân viên Nguyễn An Phương
Image

Màu sắc và ảnh hưởng phong thủy

Sơn - hướng và trạch trong Phong thủy?

Xét riêng môn Bát Trạch, ta thấy các khái niệm chính được đưa ra không kèm theo một định nghĩa nhất quán và do đó đã đưa đến những quan niệm trái ngược về Tả, Hữu, Sơn, Hướng, Trạch mệnh…
Sau khi căn cứ vào biến quái và quan hệ sinh khắc để định Bát Trạch du niên, người ta căn cứ vào vị trí các cung cát hung để quy ra Đông Tứ Trạch và Tây Tứ Trạch phối hợp với Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh từ 8 Quái mệnh. Cách định danh Trạch không được quy định chặt chẽ nên sách này theo Hướng, sách kia theo Sơn. Người học theo sách phối hợp Trạch và Mệnh quái không biết thế nào là đúng.
Với quan điểm Âm trạch có ảnh hưởng đến nhiều thế hệ cháu con trong khi Dương trạch chẳng qua chỉ thích nghi với một chủ gia đình, Khoa Phong Thủy Dương trạch hẳn chỉ là phần ngọn của trái núi băng mà thôi. Vì người ta cho rằng khoa Âm Trạch dựa trên những đặc tính đảo chiều của Dương Trạch, nên khó tin rằng Phong Thủy Âm Trạch có mức độ lý luận hoàn hảo hơn Phong Thủy của Dương Trạch.
Có lẽ Phong Thủy – như nhiều người đã khẳng định – là một thuật quý tộc, ban đầu chỉ dành cho vua chúa và giới thượng lưu sử dụng. Những tầng lớp này dùng PT để chọn đất làm kinh đô, xây thành lũy, đền đài, cung điện và dinh thự. Những công trình này bao giờ cũng có hình dáng có thể quy về hình vuông, có tỷ lệ diện tích xây dựng trên chiều dài tường bao thuận lợi hơn cả. Những công trình này đặc biệt thích hợp cho việc áp dụng các quan hệ Bát quái đơn thuần hoặc các quy tắc của thuật Bát Trạch.
Những tác giả sau này của giới Phong Thủy Trung Quốc cũng nhận thấy những nhược điểm trong hệ thống lý thuyết của Phong Thủy, nhất là của Bát Trạch nên họ cố gắng đưa ra những định nghĩa cho các khái niệm chủ yếu của Phong Thủy nói chung và Bát Trạch nói riêng như Eva Wong, Joey Yap… Sau tham khảo những tư liệu của họ. Tôi có suy luận sau, có thể anh em cùng tham khảo, chỉnh lý.

Xuất sứ của Sơn và Hướng
Có tác giả đưa ra nhận định rằng, người xưa khi chọn chỗ xây nhà thường dựa trên quan điểm ghế bành, tức là phải có Sơn để tựa lưng và hai bên Tả Hữu che chắn cho an toàn. Chính vì ưu tiên làm nhà tựa lưng vào gò, núi nên mới có từ Sơn chỉ lưng nhà, chứng tỏ những người lập ra môn Phong Thủy vốn sinh sống ở vùng nhiều núi, như Nam Trung Quốc ngày nay. Quan điểm tìm chỗ dựa lưng này cũng thể hiện trong thuật tác chiến, tự vệ. Như Hồ Dzếnh đã nói đến trong tác phẩm của ông, cho đến giữa thế kỷ trước Trung Quốc có hai loại người chính, một loại làm lụng kiếm ăn còn loại kia chuyên đi ăn cướp. Nếu lập một gia trang có ba mặt được thiên nhiên bảo vệ trừ mặt trước, chắc chắn việc phòng vệ sẽ dễ dàng hơn cho người trong nhà. Như vậy, chắc chắn sẽ có những học giả hoặc những người ứng dụng Phong Thủy xuất phát từ thực tế đi chọn đất làm nhà mà xem Sơn quan trọng hơn Hướng.
Nếu những dân tộc du mục trên thảo nguyên lập ra môn Phong Thủy, chắc sẽ không có danh từ Sơn. Ta có thể tin rằng họ sẽ xem Hướng quan trọng hơn vì phải bố trí cửa lều thích hợp tránh ảnh hưởng gió mạnh. Nếu Phong Thủy là một học thuật ứng dụng được trên toàn cầu, nó sẽ phải trút bỏ những giới hạn gây ra bởi ngôn ngữ như từ Sơn… hoặc những ảnh hưởng mang tính thực dụng phụ thuộc vào địa phương, khu vực văn hóa…
Thực ra, để tránh những xung đột của hai cách định danh Hai dạng cư xá theo Hướng hoặc theo Sơn ta chỉ cần hiểu các khái niệm Đông Tứ Gia, Tây Tứ Gia căn cứ vào hai nhóm chính phân bố các cung Cát, Hung của Nhà ở và của Mệnh để phối hợp sao cho hợp lý là đủ.
Điều quan trọng ở đây là phải xác định được Hướng hậu (Sơn) hay Hướng tiền (Hướng), yếu tố nào có tác dụng mạnh hơn đối với con người cư ngụ trong căn nhà hay căn hộ đó.

Xác định Hướng
Theo nhiều tác giả và hợp với suy luận, Hướng hậu và Hướng tiền gọi chung là Hướng nhà phải nằm trên một đường thẳng đi qua tâm nhà. Xác định được Hướng tiền sẽ biết Hướng hậu.
Xuất phát từ một căn nhà tiêu chuẩn hình vuông, Hướng nhà sẽ đi qua điểm giữa cạnh trước và cạnh sau của nhà.
Ở đây lại nẩy ra một khái niệm mới: Trước (và Sau), thế nào là Trước.
Nếu ta quan niệm một người ngồi mặt, ngực, bụng bao giờ cũng hướng về phía trước thì một cái nhà chắc cũng không thể khác. Nếu Hướng chính là phía mắt ta nhìn tới thì một căn nhà có chiều dài áp sát một minh đường rộng rãi như bãi đá bóng chẳng hạn, ta cũng không thể theo “Thẩm thị Huyền Không học“ mà quyết định rằng đó chính là mặt trước của nhà nếu như bờ tường nhà phía này không có cửa sổ hoặc ít hơn hẳn so với các bờ tường phía khác. Đó là vì căn nhà ấy đang hướng về phía khác thông qua những cặp mắt cửa sổ của nó. Một cửa ra vào có thể thường xuyên đóng kín, nhưng các cửa sổ đưa ánh sáng, không khí vào nhà không mấy khi bị bịt kín.
Phong Thủy quan tâm đến Khí, phía tường có nhiều cửa sổ có lẽ là phía tiếp nhận Khí chính của căn nhà. Người ta nói nhiều về thuộc tính của Khí. Kinh nghiệm cũng ít nhiều chứng minh là khi một vật nhọn (tập trung ác khí) chĩa thẳng vào cửa sổ nguy hiểm với người trong nhà hơn là khi nó chĩa vào một bờ tường kín. Ngược lại, một cái cửa ra vào trổ rất đúng cát hướng nhưng nhìn vào bờ tường hàng xóm ở cự ly 1,5 thước thì cái Cát ấy cũng bằng không.
Các ngôi nhà, căn hộ trong thực tế có nhiều hình nhiều dạng, có lẽ trực quan người làm Phong Thủy có kinh nghiệm sẽ nhận ra được đâu là Hướng nhà thực sự. Cũng theo quan điểm đã trình bầy trên, Hướng tiền sẽ có ảnh hưởng chính yếu.

Trạch là gì
Theo Tự điển Hán Việt của Đào Duy Anh từ Trạch có nhiều nghĩa trong đó có một cách viết chữ Trạch mang nghĩa là nhà ở, mồ mả. Từ đó có các từ ghép như trạch-khoán là khế ước bán nhà, trạch-ưu là nỗi buồn trong nhà. Danh từ đặc trưng cho nhà ở chắc phải ra đời ít nhất là khi người ta thôi ở hang và biết cất lều để cư trú. Do đó, nếu người Tàu không có từ nào thông dụng hơn từ Trạch để chỉ nhà ở bình thường /(TP không sành Hán tự )/ thì chắc khó thể chứng minh từ Trạch xuất xứ từ tiếng Việt cổ.
Phong Thủy Lạc Việt đưa ra khái niệm Trạch – như anh Thiên Sứ đã giải thích – khái niệm này không thể lẫn lộn với khái niệm Trạch trong từ Bát Trạch nói trên, vì khái niệm Bát Trạch này được xác định dựa vào Hướng hậu (Sơn) hoặc Hướng tiền (Hướng) của một ngôi nhà.
Vì khái niệm Trạch trong Phong Thủy Lạc Việt có tương quan với long mạch, tức là mang yếu tố đường truyền dẫn Khí. Nên ta có thể có nhận xét là:
Trạch của một căn nhà là phần nối tiếp của một chi (nhánh) dẫn Khí xuất phát từ một nguồn Khí nhất định.
Do Khí tồn tại trong Hình, có những hình thể hiện Khí tụ, ngược lại những con đường là mạch khí vận hành định hướng. Ngõ vào nhà xuất phát từ một con đường xa lộ chắc chắn không thu được Khí tốt như khi xuất phát từ một khu vực tụ Khí. Với suy luận như vậy, Trạch sẽ là một thứ Khí mạch từ xa tới đi qua cửa chính của ngôi nhà và ra khỏi cửa thoái khí trở về với tự nhiên - như anh Thiên Sứ cho rằng: Thiết kế nhà nên tránh hiện tượng bế khí. Nếu vậy Trạch sẽ là con đường thuận tiện nhất để Khí sau khi qua cửa vào trong nhà tìm cửa Thoái khí mà ra ngoài. Nếu nhận xét này là hợp lý ta sẽ thấy nên bố trí nội thất sao cho Khí qua cửa chính đi vào trong nhà có thể qua hết các khu vực sinh hoạt chính để trục hết tà khí đi rồi mới ra ngoài trời. Nhận xét này ít nhất cũng hợp lý ở kinh nghiệm phong thủy, tránh không để cửa ra vào cùng các cửa trong và cửa sổ tường hậu hay cửa hậu thông nhau trên một đường thẳng là đường Khí đi ngắn nhất (Những tai hại xẩy ra không phải chỉ thuần túy vì gió lồng).
Trong một cuốn sách Phong Thủy, tác giả tuy không nên khái niệm Trạch, nhưng nhấn mạnh việc phải bố trí Khí khẩu sao cho Khí vào nhà không lưu thông với tốc độ quá cao không chỉ gây gió lồng ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn gây các thiệt hại tài lộc khác. Tác giả đề nghị nên bố trí để dòng khí lưu thông được dễ dàng lần lượt qua các khu vực chính trong nhà. Một cuốn sách khác nhấn mạnh rằng , đối với một tòa nhà thì xét Hướng tiền là quan trọng, nhưng trong nhà phải xét Khí khẩu theo Bát quái du niên, vì phải chú ý đến đường khí lưu chuyển.
Nhiều nhà tuy có cửa chính, nhưng phần lớn thời gian trong ngày chỉ dùng cửa phụ. Như vậy Trạch của họ chỉ mang tính lý thuyết. Khi xét cụ thể có lẽ phải xét Trạch của cửa phụ. Cũng qua cách suy luận trên đây ta phải đi đến kết luận là dù Trạch được bố trí tốt đẹp đến đâu, nhưng nếu nó không có nguồn Khí dồi dào nuôi cho thì cũng chỉ là Trạch giả. Thí dụ một căn nhà nhà cao cửa lớn nhưng lối vào phải lách qua mấy cái ngõ nhỏ xuyên qua sân nhà khác. Như vậy ý nghĩa của Trạch theo quan điểm Phong Thủy Lạc Việt không thể tách rời Hình Lý Khí của mội trường kiến trúc

Lý thuyết màu trong phong thủy
Phong thủy Đông Phươngmàu sắc kéo dài sự thích ảo giác. từ nhiều thế kỷ trước màu sắc đã được phát triển thành những thực tế, những thực thể tượng trưng cho suy nghĩ và tình cảm. Vì thế, việc chọn lựa màu sắc trong trang trí nhà cửa theo thuật ...
Phong Thuỷ là một phần tạo nên sự hoàn thiện cho môi trường sống.

Ý nghĩa của màu sắc và sự phối hợp màu
Phong thủy Đông Phương
Lý thuyết về màu sắc luôn là đề tài gây nhiều tranh luận giữa các nhà tư vấn và thiết kế nội thất. Một điều mà dường như ai cũng đồng tình đó là mỗi màu đều có ảnh hưởng nhất định tới tình cảm, mức năng lượng và tinh thần một cách toàn diện của con người. Ví dụ, những màu đỏ, trắng, xanh lá cây kích thích sự hiếu chiến, thái độ trung lập và sự phát triển.
Chúng ta nên khai thác và kết hợp từ 2-4 màu một lúc. Trước tiên bạn nên tìm hiểu đầy đủ về các yếu tố Phong Thuỷ có liên quan đến mình vì mỗi yếu tố lại gắn với một màu. Nói chung, bạn nên giữ sự phối hợp đơn sắc cho nhà bếp, phòng ăn, hay buồng tắm vì chúng ít khi ăn khớp với những nơi khác trong nhà.

Sức mạnh của màu sắc
Màu sắc là một công cụ đầy quyền lực. Chúng có thể kích động, nâng cao, phá vỡ hay làm nhiễu loạn mức độ năng lượng (khí) của phòng ngủ. Thỉnh thoảng, không có gì kích thích năng lượng nhiều hơn là một sự thay đổi tổng thể. Lau chùi các miếng đá lát sạch sẽ và tiếp tục các công việc sau đó là sơn tường, sơn đồ đạc rồi đến cách décor. Bạn nên nhớ luôn luôn có một màu chủ đạo, những thứ khác có thể bổ sung thêm phong cách cho căn phòng nhưng nên nhớ “sai một ly, đi một dặm”. Vì thế, bạn nên biết điều tiết màu sắc cho phù hợp.

Kết hợp màu sắc
Việc pha trộn và phối màu luôn dựa trên thẩm mỹ cá nhân. Mỗi người có cách nhìn nhận về màu sắc theo những cách khác nhau nên kết quả là điều phản ánh thực nhất. Thực tế không có một nguyên tắc nào trong việc phối màu nhưng những màu sáng thường phù hợp với những tông màu sáng khác, màu nhẹ đi với màu nhẹ, màu sẫm lại ăn nhập với màu sẫm.

Những màu sắc cổ điển
Màu sắc trong cuộc sống thường nhật thường rơi vào phạm trù màu sắc an toàn hay cổ điển. Các màu xanh lá cây, nâu, đỏ, xanh dương, đen, xám, trắng nói chung vẫn thường gặp nhất. Đấy là những gam màu khiến mọi người có thể nhận ra ngay lập tức và thấy quen thuộc.

Những màu sắc cực đoan
Những màu sắc cực đoan hay thái quá là những “kẻ mang tới nguy cơ”. Việc sử dụng màu sắc trong ngôi nhà thường phản ánh đúng nhất cá tính của chủ nhân. Vì những màu sắc ấy có thể không được nhiều người thích. Bí quyết ở đây là hạn chế sử dụng những màu này làm màu chủ đạo hoặc làm nổi bật các bóng màu.
Một màu vàng chói lọi có thể là một màu nhấn mạnh hoàn hảo tiếp thêm sinh lực cho một sự kết hợp màu. Hầu hết các màu nhạt đều rơi vào bảng xếp loại các màu cực đoan cùng với các tông màu nổi trội của sắc cam, xanh và màu lục lam.
Việc lựa chọn màu sắc phù hợp với sở thích tính các của bản thân cũng chính là màu sắc phù hợp với nguyên lý ngũ hành tương sinh, tương khắc đã có từ rất lâu đời và không thể tách rời với con người phương đông chúng ta.
Theo nguyên lý ngũ hành môi trường gồm 5 yếu tố. Kim ( kim loại), mộc (cây cỏ), thuỷ ( nước), hoạ( lửa), (thổ đất). Và mỗi yếu tố đều có những màu sắc đặc trưng, màu kim gồm màu sáng và những màu sắc ánh kim. màu mộc có màu xanh màu lục. Màu thuỷ gồm màu xanh biễn sẫm, màu đen - Màu hoả có màu đỏ, màu tím - Màu thổ gồm màu nâu, màu cam.
Tính tương sinh của ngũ hành, mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, Thổ sinh kim. Kim sinh Thủy, Thuỷ sinh mộc. tính sung khắc của ngũ hành. Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả. Hoả khắc Kim, tương sinh tương khắc. hài hoà hợp lý sẽ mang lại sự cân bằng trong phog thuỷ.
Việc lựa chọn màu theo sở thích hoặc chọn màu theo nguyên lý ngũ hành trong phong thuỷ là hai phương thức khác nhau nhưng cùng chung một kết quả cho bạn lựa chọn.

Gia chủ mạng Kim
Nên sử dụng tông màu sáng và những sắc ánh kim vì màu trắng là màu sở hữu của bản mệnh, ngoài ra kết hợp với các tông màu nâu, màu vàng vì đây là những màu sắc sinh vuợng (Hoàng Thổ sinh Kim). Những màu này luôn đem lại niềm vui, sự may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên gia chủ phải tránh những màu sắc kiêng kỵ như màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng Hoả khắc Kim).

Gia chủ mạng Mộc
Nên sử dụng tông màu xanh ngoài ra kết hợp với tông màu đen, màu xanh biển sẫm (nuớc đen sinh Mộc). Gia chủ nên tránh dùng những tông màu trắng và sắc ánh kim (Màu trắng bạch kim khắc Mộc).

Gia chủ mạng Thuỷ
Nên sử dụng tông màu đen, màu xanh biển sẫm, ngoài ra kết hợp với các tông màu trắng và những sắc ánh kim (Màu trắng bạch kim sinh Thuỷ). Gia chủ nên tránh dùng những màu sắc kiêng kỵ như màu vàng đất, màu nâu (Hoàng thổ khắc Thuỷ).

Gia chủ mạng Hoả
Nên sử dụng tông màu đỏ,màu hồng, màu tím ngoài ra kết hợp với các màu xanh (Thanh mộc sinh Hoả). Gia chủ nên tránh dùng những tông màu đen, màu xanh biển sẫm (nuớc đen khắc Hoả).

Gia chủ mạng Thổ
Nên sử dụng tông màu vàng đất, màu nâu, ngoài ra có thể kết hợp với màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng hoả sinh Thổ). Màu xanh là màu sắc kiêng kỵ mà gia chủ nên tránh dùng (Thanh mộc khắc Thổ).
Nắm đuợc các quy luật trên kết hợp cùng kiến trúc sư, bạn sẽ có màu sắc hợp với ngũ hành của mình.
(St)
Image